3 điều cần biết khi tiêm phòng 7 bệnh cho chó con

Thuốc tiêm phòng cho chó , lịch tiêm phòng và cách tiêm phòng cho chó con tại nhà là 3 điều cực kỳ quan trọng giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho cún tốt nhất. 

Nuôi chó cảnh đang dần trở thành một xu hướng mới trong xã hội ngày nay, tuy nhiên việc nuôi một chú chó không hề đơn giản. Bạn cần quan tâm tới nhiều thứ hơn trong đó có sức khỏe của cún đặc biệt việc tiêm phòng cho chó là hết sức cần thiết đòi hỏi người chủ cần có kiến thức và hiểu biết.

tiêm phòng cho chó con
Tiêm phòng cho chó con. Ảnh Internet

Các bệnh truyền nhiễm thường mắc ở chó

  • Bệnh dại: Dại là căn bệnh thường gặp nhiều ở các nước châu Á. Tại đây những chú chó được thả rông và không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào cho con người. Những con bị mắc bệnh thường hung dữ cắn xé đồng loại và lây nhiễm sang cho những con khác. Bệnh dại lây sang người qua về cắn của con vật và gây ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Bệnh Care ở chó được xem là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất gây ra cái chết cho hàng nghìn chú chó mỗi năm. Bệnh diễn biến khá nhanh với các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trong, nôn mửa, mất nước dẫn tới kiệt sức và tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vacxin phòng bệnh
  • Bệnh Parvovirus ở chó con: Cùng với Care , bệnh Parvo ở chó là nguyên nhân chính gây ra cái chết trực tiếp cho cún nhà bạn. Biểu hiện của Parvo gần giống với Care nhưng mức độ cao hơn khiến cún chết nhanh hơn vì mất nước và kiệt sức. Tỷ lệ chết của chó khi mắc bệnh là 90 -100%. Vì vậy việc tiêm phòng Parvo cho chó là hết sức cần thiết đặc biệt là chó cảnh
Tiêm phòng vacxin cho chó con là việc làm cần thiết
Tiêm phòng vacxin cho chó con là việc làm cần thiết. Ảnh Internet
  • Bệnh viêm gan truyền nhiễm: là căn bệnh nguy hiểm gây nôn mửa dẫn tới co giật ở chó.
  • Bệnh lepto: Căn bệnh đường ruột có thể lây trực tiếp sang người do xoắn khuẩn Leptospirosa khiến chó bị nôn mửa, bỏ ăn.
  • Viêm phế quản thường dễ gặp phải ở chó dưới 6 tháng tuổi. Bệnh gây ra hiện tượng ho khan kéo dài, chó mệt mỏi, không còn sức lực dẫn tới tử vong.
  • Viêm ruột ở chó: Đây là chứng bệnh thường gặp  ở chó với các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy dẫn tới mất nước, con vật không còn sức lực để ăn uống gây ra tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Để tránh cho cún các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm kể trên, bạn cần tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó, đặc biệt giữ gìn vệ sinh và luôn chăm sóc Cún khoa học và sạch sẽ.

Một số loại vacxin cho chó

Hiện nay Vacxin cho chó có 5 hãng tại Việt Nam được sử dụng rộng rãi và đại trà:

  • Vanguard của Zoetis: Vacxin Mỹ nhập ( loại phòng 5 bệnh( không có bệnh Lepto và viêm đường ruột) , 6 bệnh( thiếu viêm đường ruột) và 7 bệnh)

Lịch tiêm phòng cho chó khi sử dụng thuốc Vanguard: Mũi 1 5 bệnh ( áp dụng với chó 6 tuần tuổi trở lên), mũi 2, 3 cách nhau 3 -4 tuần sau mũi 1.

Lịch tiêm phòng cho chó con
Lịch tiêm phòng cho chó con. Ảnh Internet
  • Recombitek của Merial: thuốc vacxin này chỉ có mũi 7 bệnh. Lịch tiêm phòng cho chó con từ 6 tuần tuổi trở lên, sau 8 – 9 tuần nhắc lại mũi 2 và mũi 3 sau 11-12 tuần.
  • Duramune của Fort Dodge: Vacxin của hãng chỉ có mũi 6 bệnh thiếu đi viêm đường ruột. Lịch tiêm cũng tương tự như với 2 loại vacxin trên nhưng chỉ tiêm 2 mũi. (cách nhau 11-12 tuần từ mũi đầu).
  • Canigen của Virbac và 2 số dòng vacxin khác tuy nhiên các dòng này hầu hết đều thiếu Viêm ruột và Lepto.

Tiêm phòng cho chó ở đâu?

Hiện nay tại nhiều thành phố trên cả nước đã có các cơ sở thú y, bệnh viện thú y có chất lượng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một địa chỉ uy tín tại bất cứ đâu. Dưới đây là một số địa chỉ tiêm phòng cho chó Blog Yêu Chó Mèo giới thiệu cho bạn.

Tiêm phòng cho chó tại Dogily Petshop

Là một trang trại chó giống hàng đầu tại Việt Nam, Dogily cung cấp rất nhiều giống chó mèo nổi tiếng. Ngoài ra tại đây còn có đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ và hệ thống của Dogily tại website: https://dogily.vn/

Bệnh viện thú y Pethealth

Đây là một trong nhiều bệnh viện thú y uy tín tại Hà Nội. Mình cũng đã từng sử dụng dịch vụ tại đây. Rất tốt, các bác sĩ tân tâm và rất nhiệt tình với cún. Mình đã từng chữa Parvo cho đàn lạp xưởng tại đây.

Tiêm vacxin cho chó ở đâu. Internet

Bệnh viện thú y Gaia

Gaia có lẽ là bệnh viện thú y ra đời đầu tiên tại Hà Nội, bệnh viện Gaia quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề. Đây là địa chỉ khá nổi tiếng mà những người nuôi thú cưng đều biết tới.

Bệnh viện thú y Samyang

Là cái tên còn khá mới mẻ, Samyang là bệnh viện thú y của Hàn Quốc mang tới những dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng quốc tế.

v…v

Các bạn có thể tham khảo và đưa cún tới tiêm phòng tại các địa chỉ trên đây. Nếu có địa chỉ nào khác, các bạn có thể comment trong bài viết phía dưới để mình có thể bổ sung.

Lịch tiêm phòng định kỳ cho chó

Trước khi tới tuổi trưởng thành, bạn cần bổ sung đầy đủ các mũi tiêm phòng cho chó. Tiêm phòng đầy đủ giúp chó có sức đề kháng tốt hơn và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng giảm đi rõ rệt.

Mũi tiêm phòng cho chó đầu tiên( 5 – 8 tuần tuổi)

Đây là mũi tiêm đầu tiên mà bạn cần bổ sung cho cún sau khi chào đời. Chó lúc này đươc khoảng 40 ngày, đang trong giai đoạn lớn.

Bạn có thể đưa cún tới thú y để họ tiêm hoặc tiêm cho cún ngay tại nhà. Cần kiểm tra thân nhiệt cún trước khi tiêm. Chó bình thường mới tiếp tục tiến hành quy trình tiêm phòng. Chó có thể sốc phản vệ hoặc sốt sau tiêm tùy vào thể trạng của cún. Vì vậy cần kiểm tra kỹ trước khi tiêm cho chúng.

Tiêm mũi 5 bệnh

Lịch trình tiêm phòng cho chó.

Mũi tiêm thứ 2( 10 – 12 tuần tuổi )

Không được tiêm sớm hơn 3 tuần và chậm hơn 4 tuần. Sau mũi đầu 25 30 ngày, bạn tiếp tục tiêm mũi 2 cho chó con. Mình vẫn luôn khuyến khích đưa ra trung tâm thú y tiêm cho chắc chắn nhé. Mỗi cún khi tới đây tiêm đều có sổ và phiếu hẹn tiêm lần 2 3 tiếp theo. Xổ giun cho chó trước 10 ngày. Chú ý thời gian tiêm cần chính xác theo giấy hẹn.

Nếu trễ quá 5 – 6 ngày, các bạn buộc phải tiêm lại từ đầu mũi 1. Tiêm mũi 7 bệnh

Mũi tiêm 3(14 – 16 tuần tuổi)

Vẫn quy tắc cũ là không tiêm sớm quá 3 tuần và chậm quá 4 tuần. Tiêm phòng mũi 7 bệnh.

Mỗi năm nhắc lại 1 lần theo đúng lịch và giấy hẹn của bác sĩ.

Chú ý khi tiêm phòng cho chó: 

  • Không tiêm khi chó ốm, sốt, và xuất hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể.
  • Tốt nhất không nên tự tiêm nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật. Bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khi tiêm tại nhà như sốc phản vệ, chó sốt cao…
  • Liên hệ với bác sĩ thú y khi chó có biểu hiện bất thường sau tiêm
  • Không tắm sau tiêm phòng.

Theo như blog yêu chó mèo, các bạn chú ý khi tiêm phòng cho chó thì cún phải khỏe mạnh, không mệt mỏi và được tẩy giun trước 10 ngày. Hãy kết hợp với tiêm phòng dại cho cún để an toàn và bảo vệ cún tốt nhất.

Chúc các bé khỏe mạnh.