Chó thở gấp, khò khè là dấu hiệu của bệnh nào? Cách xử lý ra sao?

Chó thở gấp, khò khè báo hiệu sức khỏe cún cưng đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Viêm phổi, viêm phế quản là dấu hiệu thường gặp ở chó khi thời tiết giao mùa đặc biệt là trong thời điểm miền Bắc đang trở lạnh. Một trong nhiều dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là hiện tượng chó thở gấp, khò khè. Khi phát hiện cún cưng có những biểu hiện bất thường cần đưa ngay tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân chó thở gấp khò khè
Nguyên nhân chó thở gấp khò khè. Ảnh Internet

Một số nguyên nhân chó thở gấp, khò khè

Thông thường sau khi vận động với cường độ cao, chó thường có biểu hiện thè lưỡi ra ngoài để giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, việc thở dốc, thở gấp, khò khè kéo dài có thể do:

Chó bị sốc nhiệt

Chó bị sốc nhiệt hoặc vận động quá sức giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Chó thường bị sốc nhiệt vào mùa hè với nhiệt độ bên ngoài cao. Có một thời điểm tại nước ta, hàng nghìn chú chó ngoại bị sốc nhiệt. Để hạn chế tình trạng này, cần tránh đưa chó ra ngoài hoạt động trong điều kiện thời tiết nóng nực.

Chỉ đưa cún ra ngoài khi trời đã xế chiều, hoặc tối khi nhiệt độ ngoài trời trở nên mát mẻ hơn. Ngoài ra cung cấp đủ nước uống cho cún cũng là giải pháp hạ nhiệt cực kỳ hiệu quả.

Để hiểu thêm về tình trạng này và cách sơ cứu ngay tại nhà. Các bạn nên tham khảo bài viết: Chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu kịp thời tại nhà.

Ăn nhanh sặc thức ăn

Tình trạng này cún nhà mình cũng gặp khá nhiều. Khi đói chó ăn nhanh gây ra tình trạng sặc cơm, nước. Cún sẽ thở dốc và khò khè liên tục để thức ăn bị kẹt bắn ra ngoài.

Chó Golden ăn gì và chăm sóc chó Golden
Chó ăn nhanh sặc thức ăn

Viêm đường hô hấp

Khi hít phải khói bụi, không khí ô nhiễm hoặc thời tiết khó chịu có thể khiến chó xuất hiện những biểu hiện thở gấp và khò khè.

Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất hiện nay, để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần giữ ấm cho chó vào mùa đông, vệ sinh nơi ở của cún sạch sẽ.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn…những chú chó có tiền sử mắc bệnh viêm ruột thường mắc phải vi khuẩn này.

Trên đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng chó thở gấp khò khè nhưng nguyên nhân thường gặp nhất chính là viêm phổi ( viêm đường hô hấp).

Viêm phổi có thể là hội chứng kế phát của bệnh viêm phế quản hoặc bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm ở chó như bệnh Care, Parvo…

Ban đầu chỉ viêm vách phế quản nhỏ nhưng sau có thể nặng dần lên lan tới các nhu mô phổi khiến bệnh trầm trọng hơn khiến tổ chức phổi yếu đi nhanh chóng. dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Chó thở gấp do viêm phổi`
Chó thở gấp do viêm phổi. Ảnh Internet

Biểu hiện của bệnh:

  • Chó bỏ ăn, mệt mỏi thậm chí sốt cao và mắt đỏ.
  • Chó thở gấp, khò khè, ho nhiều vào đêm và sáng sớm.
  • Thở khó hơn, chó nhanh chóng yếu đi rõ rệt, thiếu oxy dẫn tới tím tái.

Nếu chủ quan không đưa tới các bác sỹ thú y kịp thời có thể suy kiệt và nhanh chóng tử vong.

Cách xử  lý

– Trường hợp nếu chó bị viêm đường hô hấp nhẹ, chỉ cần chăm sóc tốt, cún sẽ hồi phục nhanh chóng mà không cần điều trị hay dùng thuốc.

– Trong thời gian này hãy giữ ấm và cho cún nghỉ ngơi đều đặn tránh vận động nhiều gây ra tình trạng khó thở và thở ra tiếng lớn khò khè. Nếu mắt có gỉ hãy lau sạch và vệ sinh bằng nước muối sinh ý loãng. Bạn cũng có thể vệ sinh mũi bằng nước muỗi hoặc các sản phẩm chuyên dụng cho cún.

– Bổ sung gel dinh dưỡng nếu cần thiết khi chó không chịu ăn thức ăn thường ngày. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, bạn cũng nên nhớ cung cấp đủ lượng nước để tăng sức đề kháng cơ thể. Nếu chó không uống, bạn có thể đút cho chúng.

– Bổ sung vitamin cần thiết qua đường uống để chó có thể hồi phục nhanh hơn.

Với tình trạng nặng: Cách tốt nhất khi cún mắc bệnh chính là đưa chúng tới các cơ sở thú y gần nhất để được điều trị tích cực. Khi tới đây các bác sỹ thú y thường sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh Penicilin G; Streptomycin; Kanamycin… để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và một số loại thuốc khác để chữa các triệu chứng hay tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng.

Các bạn chú ý: Tránh sử dụng thuốc hạ sốt hoặc các thuốc sử dụng cho người với liều lượng lớn để cho chó uống. Một số loại thuốc có thể gây ra ngộ độc cho chó. Mọi biện pháp dùng thuốc đều phải qua hướng dẫn của các bác sỹ thú y.

Một lộ trình điều trị tích cực sẽ giúp cún cưng có thể nhanh chóng hồi phục.

Chó thở gấp khò khè và cách sử lý
Chó thở gấp khò khè và cách sử lý. Ảnh Internet

Cách phòng tránh:

  • Dành thời gian hàng ngày để vệ sinh đồ dùng và khu vực nuôi dưỡng, tránh để vi khuẩn và virus tồn tại trong môi trường.
  • Bố trí khu vực nuôi ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Đặc biệt trong những thời điểm giao mùa cần chú ý tới sức khỏe của cún cưng.
  • Chế độ dinh ăn và khẩu phần cần được sắp xếp hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để cún có thể phát triển một cách toàn diện.
  • Tiêm phòng Vắc- xin cho chó đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng và miễn dịch cho chó ngay từ khi con nhỏ.
  • Khi mắc bệnh nên cho cún ăn các thức ăn dễ nuốt, bạn có thể nấu cháo hoặc mua sữa về cho chó.
  • Ngoài ra bạn nên theo dõi sức khỏe của chó thường xuyên để nhận biết được những dấu hiệu bất thường khi chó bị mắc bệnh.

Hy vọng những kiến thức nuôi chó của blog yêu chó mèo sẽ giúp ích cho bạn khi chăm sóc cún cưng nhé!