Chó bị ong đốt tưởng chừng như rất bình thường tuy nhiên nếu chủ quan, cún cưng có thể gặp phải những triệu chứng vô cùng nguy hiểm dẫn tới tử vong…
Chó là loài động vật sử dụng mũi đánh hơi, chúng luôn muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Điều này khiến cún phải đối mặt với tình trạng côn trùng cắn, đốt đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Ong chính là kẻ thù lớn nhất mà cún cưng cần tránh. Khi chó bị ong đốt, chúng có thể gặp phải một số biểu hiện như sưng mặt mũi, chân thậm chí những vết đốt ở cổ và khu vực sát phổi còn khiến chó gặp phải tình trạng khó thở dẫn tới nguy kịch.
Ngoài những nguy cơ bị ong đốt trong những ngày hè nóng nực, cún cưng của bạn cũng phải đối mặt với triệu chứng sốc nhiệt. Chó thường thở dốc, chảy dãi và lịm đi rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Để hiểu rõ thêm về triệu chứng sốc nhiệt ở cún. Bạn có thể tham khảo bài viết: Biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu kịp thời tại nhà
Những biểu hiện thường thấy khi chó bị ong đốt
- Cũng giống với con người, chó bị ong đốt thường có những dấu hiệu đặc trưng như sưng tấy đỏ ở khu vực vết đốt. Nếu bị đốt vào chân, chó còn có thể đi khập khiễng và khó chịu. CHúng thường liếm hoặc gặm bàn chân khi bị ong đốt vào khu vực này.
- Khi bị đốt vào khí quản, những chú chó có biểu hiện dị ứng, sưng tấy gây ra khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới ngạt thở.
3 bước xử lý khi chó bị ong đốt
- Nhận biết tình trạng vết đốt của cún: Khi bị ong đốt, bạn nên loại bỏ ngòi của ong bằng 1 tấm thẻ cứng ngân hàng hoặc một mảnh nhựa cứng. Bạn gạt ngòi của ong ra theo đường chéo một cách dứt khoát . Tránh nặn ngòi bằng tay, việc này chỉ khiến tình trạng thêm xấu đi, nọc độc sẽ được giải phóng nhanh hơn khi nặn.
- Sau khi nặn được ngòi của ong, việc tiếp theo bạn cần làm là sử dụng dung dịch bôi lên vết đốt, tùy thuộc vào loại ong đã đốt cún để lựa chọn loại dung dịch để bôi. Với ong vò vẽ bạn sử dụng dấm ăn để bôi lên, còn ong mật bạn dùng dung dịch bột nở để đắp lên vết đốt.
Lý giải: Nọc độc của ong vò vẽ có tính kiềm nên bạn sử dụng dấm – hoặc các dung dịch axit lành tính để trung hòa mặc khác vết đốt của ong mật lại chứa đầy axit vì vậy bạn sử dụng những dung dịch có tính kiềm để trung hòa không nhất thiết phải là dung dịch bột nở. Khi không biết loại ong nào đã đốt cún, bạn chỉ cần chườm đá để vết đốt giảm sưng tấy và giúp cún không còn thấy khó chịu khu vực vết đốt.
- Theo dõi và khám người cún xem còn vết đốt nào nữa, sau khi bôi dung dịch, bạn thấy cún có những dấu hiệu như khó thở và không giảm độ sưng tấy, hoặc nếu vết đốt quá nhiều, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y gần nhất để được điều trị. Việc hứng chịu quá nhiều nọc độc của ong cùng một thời điểm sẽ khiến cún bị tổn thương thận dẫn tới tử vong.
Thời tiết giao mùa là lúc mà côn trùng và nấm phát triển dẫn tới tình trạng viêm da, vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị viêm da, rụng lông giúp cún cưng khỏe mạnh. Hãy tham khảo bài viết trong series kiến thức của chúng tôi: Chó bị viêm da, rụng lông, có mủ và cách điều trị như thế nào.
Cách phòng tránh tình trạng chó bị ong đốt
Với thời tiết giao mùa, việc côn trùng phát triển và sinh sôi là điều không thể tránh được. ĐIều này đồng nghĩa với nguy cơ chó bị ong đốt tăng cao, đặc biệt là những chú chó thường hoạt động ngoài trời. Để tránh được tình trạng cún cưng bị ong đốt, bạn nên lựa chọn thời điểm đưa chó ra ngoài đi dạo.vòa lúc ngả tối hoặc sáng sớm – thời gian ong chưa hoạt động mạnh để tránh chạm chán với chúng.
Đưa cún tới những địa điểm thoáng mát, không có nhiều bụi rậm, những nơi có nhiều hoa, những nơi có tổ ong lớn hoặc khu vực vườn tược nhiều cây ăn quả…
Không xịt nước hoa lên chó. Những mùi thơm, đặc biệt là mùi hương của hoa sẽ thu hút đàn ong tới. Vì vậy bạn tránh sử dụng các loại nước thơm, nước hoa trước khi đưa cún đi dạo để tránh sự chú ý của ong nhé.
Hy vọng bài viết trong chuyên mục kiến thức nuôi chó sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhiều căn bệnh cũng như cách chăm sóc chó hữu ích.