Bệnh sán chó là gì? Đây là một trong nhiều căn bệnh phổ biến. Khi mắc bệnh chó thường có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cún cưng. Liệu có giải pháp nào điều trị bệnh sán chó không?
Con đường lây nhiễm bệnh sán chó( mèo)
Có thể bạn cũng biết, chó mèo là loài động vật rất nghịch ngợm, chúng thường xuyên tiếp xúc và chơi đùa với đồng loại hoặc ăn những thức ăn trên đường đi. Đây chính là nguồn lây nhiễm sán chủ yếu. Sán khi ký sinh trong đường ruột của chó mèo mắc bệnh thường đẻ trứng, trứng lại tiếp tục theo phân ra ngoài. Những chú chó khác khi ăn hoặc tiếp xúc với phân trong đất hoặc các bụi cỏ sẽ mắc bệnh.
Một con đường lây truyền khác chính là qua các động vật trung gian. Trứng sán sau khi ra ngoài môi trường sẽ chui xuống nước hoặc vào cơ thể của các động vật kí sinh như ếch, nhái, bọ chét… Khi chó mèo ăn phải sẽ mắc bệnh sán chó.
5 Dấu hiệu của bệnh sán chó
- Thường thì chó mèo con thường mắc sán chó nhiều hơn cả bởi bản năng nghịch ngợm, tò mò và thích thú những cái mới của chúng. Dấu hiệu thường thấy nhất chính là chán ăn, bỏ ăn hoặc sức ăn kém hẳn khi còn khỏe mạnh.
- Ngoài chán ăn, chó còn có biểu hiện nôn ói. Đây có thể là biểu hiện của sán dây và giun đũa gây ra.
- Chó con bị tiêu chảy thường xuyên kéo dài, đi phân ra máu cũng được xem là dấu hiệu khi mắc bệnh.
- Phân có chứa nhiều đoạn sán dây màu trắng, hình hạt gạo nhỏ. Nếu đã phát hiện những dấu hiệu này cần đưa chó tới các cơ sở thú y để tẩy giun sán.
- Bụng hoặc phần giữa thân to lên bất thường, lông xỉn màu hoặc da chó bị kích ứng cũng có khả năng cao chó nhà bạn đã nhiễm giun sán.
Ngoài 5 dấu hiệu thường gặp nhất được nêu trên, bệnh sán chó còn biểu hiện qua hiện tượng ho ở chó. Khi thấy chó ho nhiều bất thường. Bạn cũng nên nghĩ tới triệu chứng của giun sán nhé.
Sự thay đổi trong hành vi của cún như cáu bẳn, kích động, thường ngứa hậu môn cũng là lời cảnh báo có thể chó nhà bạn đã nhiễm giun sán.
Cách điều bị bệnh sán chó hiệu quả
- Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, bạn cần ngay lập tức tẩy giun cho chó, hoặc để chắc chắn về tình trạng bệnh của cún, bạn đưa chúng tới các cơ sở y tế để xét nghiệm, phân tích đường ruột. Bạn cũng có thể tẩy giun khi tới kỳ hoặc nhận thấy khi đã lâu chưa tẩy giun sán cho cún cưng.
- Tùy vào loại giun sán mà bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị khác nhau. Để có thể lựa chọn đúng loại thuốc cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các bác sĩ thú y.Ví dụ: Một số loại thuốc tẩy giun cho chó được gợi ý cho các bạn chính là Fenbendazole… để điều trị giun đũa và giun móc, Epsiprantel để tiêu diệt sán dây…
Mỗi loại thuốc giun, sán khác nhau có công dụng và liều lượng sử dụng khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các bác sĩ thú y để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Việc điều trị giun sán ở chó là thực sự cần thiết, tốt nhất khi có các triệu chứng rõ ràng bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng viêm tắc ruột, các tổn thương tim… gây nguy hiểm tới tính mạng của cún.
Cách phòng tránh bệnh sán chó
- Đưa cún khám định kỳ, bằng việc xét nghiệm các bác sĩ có thể phát hiện chó có bị nhiễm giun sán hay không một cách dễ dàng. Khi mắc bệnh, những ấu trùng sán cần một thời gian để phát triển trong cơ thể cún vì vậy, những biểu hiện trong giai đoạn này thường không rõ ràng thậm chí là không có.
- Thực hiện chế độ ăn sạch. Ăn chính uống sôi là điều cần thiết. Tránh để cún ăn thịt sống.
- Thường xuyên tắm cho chó và vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó mèo, đặc biệt là các đồ dùng, chuồng trại để tránh ấu trùng sán phát triển.
- Không để chó tiếp xúc với mầm bệnh, thả rông chó mèo trong khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tiêu diệt các vật chủ thường là nơi ký sinh của sán như bọ chét, ếch…Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm có thể giúp bạn phòng trừ bọ chét rất hiệu quả như vòng cổ chống ve, rận, bọ chét…
- Cách tốt nhất chính là tẩy giun cho chó định kỳ hằng quý, năm theo tình trạng của chó hoặc khu vực nơi cún sinh sống.
Chúc các BOSS luôn khỏe mạnh nhé !