Hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại thuốc tẩy giun cho chó, việc chọn lựa ra những loại tốt nhất để sử dụng cho cún thực sự khó khăn.
Hãy cùng blog yêu chó mèo tìm hiểu các bác sỹ thú y đang tín nhiệm những loại thuốc giun nào nhé.
Dấu hiệu của chó nhiễm giun sán
Khi phát hiện ra cún nhà bạn có một số dấu hiệu bất thường như :
- Chó bỏ ăn, mệt mỏi hoặc chán ăn khiến cơ thể gầy ốm.
- Đi ngoài hoặc nôn ra giun, sán.
- Đối với chó con: Mở hàm và xem phần lợi của cún, nếu mờ nhạt thì đó là dấu hiệu của giun sán.
Nếu không muốn mang cún tới các phòng khám thú y, các bạn cũng có thể xem >>> hướng dẫn cách tẩy giun cho chó tại nhà tiết kiệm chi phí <<<
Có lẽ không cần phải nói thêm về tác hại của giun sán tới sự phát triển của chó. KHi giun sán sinh sôi và phát triển trong cơ thể của chó, chúng xâm lấn vào các cơ quan trong cơ thể, chúng có thể tiếp cận các khu vực nguy hiểm như tim , phổi gây ra cái chết cho cún.
Hiện nay, có rất nhiều cách và các loại thuốc có thể điều trị tình trạng giun sán cho chó. Bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian, như dùng thạch thùng băm nhỏ và trộn với lòng đỏ trứng hấp lên. Cách thức 2 bạn có thể sử dụng hạt cau phơi khô xay nhuyễn thành bột mịn để sử dụng điều trị tình trạng giun sán cho chó.
Nếu bạn không muốn sử dụng các phương pháp dân gian để tẩy giun cho chó, bạn có thể tham khảo các loại thuốc được các bác sỹ thú y tin dùng trên thị trường hiện nay:
- Thuốc Heartgard Plus cho chó: Điều trị các loại giun ở chó đặc biệt là giun tim. Bạn chỉ cần trộn thuốc với thức ăn hoặc cho chó dùng trực tiếp.
- Thuốc tẩy giun cho chó Drontal Plus chuyên trị các loại giun và ấu trùng nguy hiểm.
- Lopatol: Thuốc tẩy giun cho chó con và chó trưởng thành. Đây là loại thuốc an toàn cho chó, ít xảy ra các tác dụng phụ và đạt hiệu quả rất cao sau khi sử dụng.
- Thenium Closylate: Thuốc tẩy giun không dùng cho cún đang bú mẹ, chó mẹ đang nuôi con. Nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sỹ, liều lượng cần chuẩn xác theo trọng lượng của chó. Thuốc có thể gây ra triệu chứng nôn ói ở chó.
- Espisprantel: Chó dưới 7 tuần tuổi không dùng được thuốc giun Espisprantel.
- Praziquantel: Có 2 dạng thuốc tiêm và thuốc uống.
- Febendazole: Hạt nhỏ dễ uống, thuốc dễ uống và ít có tác dụng phụ
- Mebendazole: Thuốc tẩy giun cho chó được sử dụng nhiều, dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa, đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng của giun khiến chúng không còn chất dinh dưỡng. Thuốc tẩy giun Mebendazole dùng được cho mọi loại chó, không có tác dụng phụ và an toàn với cún của bạn.
Nếu chưa đủ tự tin và là người nuôi chó lần đầu, các bạn nên tham khảo những người đã nuôi hoặc chủ chó – nơi mà các bạn đón cún để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc nhé.
Ngoài việc sử dụng thuốc tẩy giun , bạn cũng cần tiêm phòng 7 bệnh cho chó để chúng có được một sức khỏe tốt nhất nhé. Giai đoạn đầu tiên này, thể lực và sức đề kháng còn yếu. Bạn cũng cần theo dõi và cho cún ăn theo một khẩu phần dinh dưỡng phù hợp.
Thời gian sử dụng thuốc tẩy giun cho chó hợp lý
Chó bao nhiêu tháng tuổi thì được tẩy giun?
Khi mới chào đời, Cún cần được cho ăn dặm kết hợp với sữa mẹ để tăng sức đề kháng. Tới tuần thứ 4, bạn có thể tẩy giun cho cún. Đây có thể nói là giai đoạn vàng để sử dụng thuốc bởi giun đang bắt đầu đẻ trứng trong ruột. Bạn cần tiêu diệt trước khi trứng giun ra ngoài môi trường.
Sử dụng thuốc giun trong giai đoạn này là hợp lý bởi chó nhà bạn chưa lớn, bạn có thể ép chúng uống thuốc một cách dễ dàng. Sau lần tẩy giun đầu tiên, bạn có thể nhắc lại 2 tuần / lần. Lần nhắc lại có thể vào tuần từ 4, 6, 8 cho tới khi cún được 12 tuần tuổi. Vậy tại sao giai đoạn này cần nhắc lại nhiều tới vậy?
Giai đoạn chó từ 2-4 tuần tuổi là giai đoạn chó có sức đề kháng yếu, chúng luôn tò mò với môi trường bên ngoài, hay gặm và tha những thứ chúng thấy, vì vậy khả năng nhiễm giun sán rất cao. Đây chính là lý do các bạn nên tẩy giun 2 tuần/ lần cho cún.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm về việc sử dụng thuốc tẩy giun cho chó con. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn sắp nuôi chó.
Chúc các bạn thành công