Chó bị co giật? 6 Nguyên nhân và cách điều trị được bác sĩ thú y khuyến cáo

Chó bị co giật là dấu hiệu báo hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây ra chứng co giật ở chó và các điều trị tại nhà.

Chó bị co giật là một trong nhiều triệu chứng mà nhiều người nuôi chó sẽ gặp phải trong quá trình chăm sóc cún cưng. Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cả thông thường lẫn nghiêm trọng. Phần lớn những người nuôi chó khi phát hiện ra cún của mình bị co giật thường không tìm ra nguyên nhân của vấn đề vì vậy sẽ bị động trong cách giải quyết.

Dưới đây sẽ là 9 nguyên nhân và biện pháp điều trị chó bị co giật được tổng hợp và đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của blogyeuchomeo.com. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nguyên nhân chó bị co giật

  • Do yếu tố môi trường, nhiệt độ 

Khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, cơ thể chó không được vận động và làm ấm trước sẽ dẫn tới tình trạng co giật bởi cơ bắp chưa thể làm quen kịp với điều kiện thời tiết. Tình trạng này xảy ra khá nhiều khi chó vận động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ trung bình thấp.

Cách xử lý khi chó bị sốc nhiệt
Cách xử lý khi chó bị sốc nhiệt. Ảnh Internet

Nhiệt độ quá cao dẫn tới tình trạng chó bị sốc nhiệt cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng co giật của chó. Nếu sốc nhiệt không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cún.

  • Do quá trình vận động của chó

Việc hoạt động quá sức, tập luyện quá liều sẽ gây ra tình trạng căng cơ của chó, hãy cho chó nghỉ ngơi và thực hiện một chế độ tập luyện phù hợp. Kết hợp vừa tập vừa nghỉ tránh tập quá sức sẽ gây ra co giật cơ thậm chí dẫn tới những chấn thương nguy hiểm cho cún.

Ngoài ra việc thực hiện chế độ tập luyện và vận động quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, lượng acid lactic tích tụ nhiều lâu dần dẫn tới tình trạng co giật cơ bắp.

  • Chó bị co giật vì mất chất điện giải

Vận động quá sức, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ chó bị mất nước và chất điện giải. Sự mất nước sẽ theo mồ hôi ra ngoài khiến cơ bắp bị kích thích gây ra hiện tượng co giật ở chó. Vì vậy nếu có thực hiện chế độ vận động cho cún cưng thì bạn nên chọn thời điểm không có ánh nắng mặt trời hoặc lúc thời tiết đã dịu bớt để tránh các vấn đề liên quan tới mất nước.

Các nguyên nhân chó bị co giật
Các nguyên nhân chó bị co giật.

Việc tổn thương hệ cơ cũng là nguyên nhân gây ra chó bị co giật. Việc sử dụng dây dắt của chủ nhân gây ra những tổn thương ở hệ cơ của chó nếu lực dắt quá mạnh. Những tai nạn gặp phải trong quá trình nuôi như bị rách cơ, va chạm với những chú chó khác… gây tổn thương cơ bắp sẽ khiến chó có nguy cơ co giật.

  • Các vấn đề về hệ thần kinh

Vi khuẩn virus có tác động trực tiếp vào hệ thần kinh của chó gây ra nguy hiểm tới bộ não cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng co giật. Chó bị mắc một số căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng như bệnh Care ở chó, động kinh, bệnh dại ở chó,… cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật. Đặc biệt những căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh nên gây ra cái chết nhanh chóng cho con vật.

Dấu hiệu bệnh Care ở chó
Dấu hiệu bệnh Care ở chó. Ảnh Internet ST

Chó bị nhiễm độc, trúng bả cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật. Phần lớn nếu được chữa trị bằng cách kích thích nôn kịp thời sẽ giúp chó có thể sống sót.

  • Chó bị co giật vì thiếu canxi

Canxi là chất cực kỳ quan trọng với chó trong việc phát triển hệ cơ xương. Với các bạn nuôi chó sinh sản thì việc bổ sung canxi cho chó mẹ là điều cực kỳ cần thiết. Tình huống chó bị co giật vì thiếu canxi trong giai đoạn mang bầu và sau sinh là không hiếm gặp.

Việc phải cung cấp canxi sang cho chó con khi mang thai và lượng canxi hao hụt khi cho con bú sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chó mẹ. Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi trong 2 giai đoạn này, chó mẹ sẽ bị co giật nhẹ hơn thì chuột rút thường xuyên.

chó bị co giật vì thiếu canxi
Chó bị co giật vì thiếu canxi. Ảnh Internet

Trước khi lên cơn co giật chó thường thở dốc, thè lưỡi và hơi thở nặng nề. Người cún nóng hơn bình thường, các cơ bắp ở chân sẽ cứng lại và nhanh chóng chuyển sang tình trạng co giật. Với những bạn nuôi chó sinh sản có lẽ đã quá quen thuộc với tình trạng này. Theo như kinh nghiệm của một người nuôi chó lâu năm: Các bạn lấy đá lạnh chườm vào gáy của cún, không bôi dầu, đắp chăn… chườm liên tục khi cơn co giật qua đi. Để cún uống 1 viên canxix và tiêm 1 mũi canxi vào bắp. Chỉ sau nửa tiếng cún sẽ trở lại thông thường.

Nếu bạn không rành về thú y nên gọi điện ngay cho các bác sĩ thú y hoặc người có chuyên môn để được tư vấn kịp thời.