Chó bị hóc xương là một tai nạn thường gặp khi chủ nhân cho cún ăn uống bất cẩn. Vậy khi gặp trường hợp chó hóc xương, bạn cần làm gì?
Cũng giống với ở người, chó bị hóc xương thường có cảm giác khó chịu và vướng víu, nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng tới thực quản và đường ruột của cún nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Biểu hiện của chó bị hóc xương
Biểu hiện của chó khi bị hóc xương dễ nhận thấy nhất
- Chó khạc liên tục không ngừng nghỉ. Nhiều trường hợp chó bị nôn.
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
- Chán ăn và ủ rũ.
Khạc nhổ cũng có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp, vì vậy bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe của cún và đưa ra nhận định chính xác về tình trạng bệnh .
Bạn có thể quan tâm: Chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng, bỏ ăn là bệnh gì? Xử lý ra sao?
3 thủ thuật có thể giúp bạn sơ cứu trường hợp chó bị hóc xương tại nhà
Lưu ý: 3 phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp chó bị hóc xương nhỏ và đơn giản, nếu bé nhà bạn gặp phải tình huống khó hơn , xương to hơn và vị trí hóc xương sâu hơn, bạn nên mang cún tới ngay các phòng khám thú y để được can thiệp kịp thời.
- Sử dụng phương pháp thủ công: Đeo bao tay và nhờ mọi người hỗ trợ gắp dị vật ra khỏi cổ họng cho cún, phương pháp này chỉ áp dụng cho tình huống chó hóc xương nhỏ và mắc gần khu vực cổ họng. Lưu ý để tránh tổn thương vòm họng của cún, bạn nên nhẹ nhàng gắp xương ra. Không nên cho tay trần vào để móc bởi bạn có thể lây nhiễm các loại vi khuẩn vào đường ruột của chó.
- Cho cún ngậm vỏ cam: Theo như kinh nghiệm của ông cha ta nước cam chứa hoạt chất có thể tiêu và làm mềm xương cá nhỏ. Bạn có thể dùng vitamin C để thay thế, sau vài phút chiếc xương sẽ mềm và trôi xuống. Với những mảnh xương to như xương gà hoặc xương lợn thì phương pháp này không hiệu quả.
- Bạn cũng có thể lấy một miếng cơm trắng để cún ăn và nuốt nhằm mục đích đưa khúc xương mắc kẹt trôi xuống.
- Thực hiện đưa cún tới ngay các bác sỹ thú y để được can thiệp y tế tránh tình trạng để lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chó.
Cách phòng tránh và chăm sóc chó bị hóc xương
- Tạm thời trong thời điểm chó bị hóc xương, bạn không được cho cún ăn thêm đồ ăn nào. Phải thật bình tĩnh để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Tâm lý là yếu tố quyết định trong việc điều trị.
- Vuốt ve và trấn an cho cún bởi việc hóc xương sẽ khiến chúng khó chịu và lo lắng. Việc động viên và vỗ về cún sẽ giúp chúng giảm thiểu được sự lo lắng và chịu hợp tác hơn khi bạn tìm cách đưa mẩu xương ra ngoài.
- Không dùng tay trần để móc xương và khi móc xương phải thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương cổ họng của chó. Nếu chắc tay hãy làm còn không hãy để người có chuyên môn thực hiện.
- Không để chó chạy nhảy trong lúc bị hóc xương.
Lưu ý về đồ ăn của chó
- Không cho cún ăn đồ ăn nóng, lạnh, cay, ngọt…
- Không cho cún ăn xương nếu chưa được say hoặc làm nhỏ. Theo như quan niệm thì xương rất tốt cho chó nhưng ngược lại xương lại là nguyên nhân dẫn tới chứng khó hấp thu, táo bón và tăng nguy cơ hóc xương nghiêm trọng . Xương cứng còn làm ảnh hưởng tới răng và khả năng nhai của cún.
- Cún không nên ăn các loại xúc xích, giò chả… Thực phẩm này không tốt cho chó.
- Không được để cún ăn các thực phẩm chứa vị cay, ngọt… Những đồ ăn này đều gây hại cho cún.
- Bạn cũng nên tẩy giun cho chó theo định kỳ để có thể phát triển toàn diện nhất.