Ai cũng biết việc sắp xếp lịch tẩy giun cho chó con là cần làm nhưng có cần thiết phải mang cún tới bác sỹ thú y. Bạn có thể tự làm tại nhà?
Tẩy giun sán cho chó là một trong nhiều công việc mà bạn cần thực hiện khi cún còn nhỏ, tuy nhiên việc loại bỏ giun sán cũng cần chủ nhân cún phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định. Việc chọn lựa các loại thuốc hay các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun như thế nào thì không phải chủ chó nào cũng nắm rõ.
Có nhiều bạn nuôi chó nhưng lại thấy cún có những biểu hiện bất thường sau khi tẩy giun mà không biết giải quyết như thế nào?
để cho cún thật sự khỏe mạnh và phát triển tốt, hãy kết hợp việc tẩy giun với tiêm phòng 7 bệnh. Dưới đây là 3 điều bạn cần phải thuộc lòng khi tiêm phòng cho cún >>> Xem tại đây
Hướng dẫn tẩy giun cho chó con đúng cách
Chú ý lịch tẩy giun cho chó:
- Thời gian hoàn hảo để tẩy giun cho chó chính là khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi. Bạn cần tẩy giun cho cún con trong giai đoạn này để tránh trứng giun phát tán qua môi trường ngoài. Vì giai đoạn này, sức khỏe cún còn đang rất yếu vì vậy bạn nên tiếp tục tẩy giun nhắc lại cho chó liên tục vào 4,6,8 tuần tuổi.
- Sau đó,1 tháng bạn xổ 1 lần, tuy nhiên lúc này bạn chủ yếu chỉ có thể xổ giun đũa. Khi chó đạt 6 tháng tuổi, cứ 2 -3 tháng bạn xổ 1 lần để giệt sạch giun và sán cho chó.
- Khi chó lớn hơn 1 năm bạn tẩy 1 lần và duy trì như vậy để đảm bảo chó sạch hết giun trong vòng đời của mình.
Hướng dẫn tẩy giun cho chó con
Tẩy giun cho chó trước hay sau ăn: Bạn nên tẩy giun sau bữa ăn 2 tiếng, lúc này chó đã tiêu hóa một phần thức ăn trong dạ dày, không còn quá nhiều thức ăn khiến thuốc giun ngấm nhanh hơn và cũng không hại tới sức khỏe của cún.
Nhiều cún khi tẩy giun rất ngoan nhưng ngược lại nhiều chú cún không chịu uống thuốc. Với trường hợp chó bướng bỉnh không chịu uống thuốc, bạn nên cậy miệng nhẹ nhàng và đặt thuốc vào trong với 1 chút nước và giữ chặt miệng chúng trong và giây để thuốc có thể trôi xuống dạ dày.
Cách 2: Bạn có thể trộn thuốc với cơm hoặc hạt, đồ ăn mà cún yêu thích nhất, việc ăn kèm thức ăn này sẽ khiến cún không còn nhận ra mùi thuốc.
Cách 3: Sử dụng biện pháp mạnh: Ghì mõm chó và mở hàm của chúng, đưa đầu chó hướng lên trên và đặt thuốc vào lưỡi, giữ chặt mõm của cún và chờ đợi 20 – 30 s cho tới khi thuốc đã trôi xuống dạ dày.
Các loại thuốc tẩy giun cho chó trên thị trường hiện nay
- Mebendazole: Là một trong nhiều loại thuốc tẩy giun cho chó an toàn, có tác dụng làm rối loạn chuyển hóa và hấp thu đường glucid của giun sán khiến chúng bị tê liệt.
- Pyrantel Pamoate: An toàn, gồm 2 loại thuốc viên và dạng nước. Thích hợp cho chó con đang bú mẹ.
- Espisprantel: Loại này chỉ để tẩy giun cho chó lớn hơn 7 tuần tuổi.
- Thenium Closylate: Không dùng cho chó sơ sinh, chó còn đang bú mẹ. Với loại thuốc này, bạn cần để ý trọng lượng cho cún để cân đối liều lượng.
- Milbemycin Oxime: Liều 1viên/1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát các loại giun khác. Chỉ định dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên…
Ngoài 5 loại thuốc xổ giun kể trên, thị trường còn có nhiều loại thuốc giun khác và có công dụng tẩy giun rất tốt tuy nhiên việc sử dụng đúng liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng là điều bạn cần chú ý. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ thú y để nhận được tư vấn rõ ràng nhất.
Những phản ứng thường thấy sau khi tẩy giun cho chó
Sau khi tẩy giun, nhiều chú chó có một số những phản ứng lạ
- Cơ thể ủ rũ: Sau khi sử dụng thuốc tẩy giun, những chú chó có biểu hiện ủ rũ thậm chí nôn ói và tiêu chảy nhẹ. Cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động và nằm im một chỗ, thường thì tình trạng này không kéo dài. Nhưng cần chú ý tới phản ứng của chó, đặc biệt là tâm trạng của chúng.
- Nôn ói và tiêu chảy quá nhiều: Có thể nhiều chú chó sẽ xuất hiện tình trạng nôn ói quá nhiều do dạ dày không tốt khi sử dụng thuốc tẩy giun cho chó. Nếu để quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, bạn cần bổ sung nước cho chó để bù lại lượng nước đã mất. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y uy tín để các bác sỹ tư vấn.
Chó bị nôn mửa bỏ ăn cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, nếu chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu này có thể tính mạng của cún nhà bạn sẽ gặp nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo bài viết “Chó bị nôn mửa, bỏ ăn – dấu hiệu nguy hiểm khiến cún tử vong” .
Với những chú chó có những biểu hiện lạ sau khi tẩy giun sán, bạn cần quan tâm và theo dõi tình trạng một cách cẩn thận. Tránh tình trạng nhiều Sen lơ là chủ quan khiến cún cưng rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.
Các SEN chú ý nhé