Chó golden ăn gì? Cách chăm sóc chó Golden cơ bản từ A-Z

Chó Golden ăn gì? Đây có lẽ là câu hỏi khá nhiều bạn đang nuôi dưỡng Golden băn khoăn khi đón cún về nhà mới. Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Mình đã từng chăm sóc một bé Golden từ 3 tháng tuổi tới gần 1 năm tuổi cùng một người bạn. Trong gần 1 năm nuôi dưỡng bé, mình cùng bạn đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ vui vẻ, buồn bã cho tới cảm giác đau đớn. Bé đã phải chịu đựng cả Parvo và Care – 2 căn bệnh nguy hiểm nhất của chó. Và đã không qua khỏi Care.

Mình cũng muốn chia sẻ tới các bạn rằng, việc nuôi dưỡng một chú chó là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, hãy là người nuôi có trách nhiệm. Dưới đây là các kinh nghiệm và kỹ năng nuôi chó Golden được chính anh em mình rút ra.

Chó Golden ăn gì?

Như các bạn đã biết, giống chó Golden được biết tới là giống chó to lớn, thân thiện với con người. Ngay từ nhỏ, chúng đã sở hữu một khuôn mặt đáng yêu vô cùng vì vậy, rất nhanh chóng Golden chiếm được cảm tình của khá nhiều người nuôi chó tại Việt Nam.

Chó Golden ăn gì
Chó Golden ăn gì

Chó Golden có đặc điểm dễ nuôi, dễ dàng chăm sóc và nuôi dưỡng vì vậy mà giống chó này được nhiều nuôi ưa chuộng. Tuy nhiên nuôi chó Golden như thế nào để chúng phát triển cân đối và khỏe mạnh mới là điều quan trọng.

Chó Golden ăn gì khi mới đón chó con về nhà mới( 2 – 4 tháng tuổi)

Thời điểm này khá nhạy cảm bởi hệ tiêu hóa của chó con chưa hoàn thiện, chúng chỉ mới bắt đầu xa mẹ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc thay đổi thức ăn để phù hợp với hệ tiêu hóa của cún là vô cùng quan trọng.

  • Bạn có thể tiếp tục duy trì thức ăn mà chủ nhân của chúng cho ăn để tránh lạ thức ăn. Điều này giúp ổn định hệ tiêu hóa của cún và làm quen với thức ăn mới một cách từ từ.
  • Với mình khi đón bé Golden cũng rất may là chủ cũ trước khi cho bé về nhà mới đã bắt đầu cho bé ăn thức ăn mới là cháo loãng với thịt băm nhỏ nên về nhà mình tiếp tục duy trì khẩu phần ăn cũ và tăng chất và lượng lên dần trong ít nhất 1 tuần đầu tiên.
Khẩu phẩn ăn của chó Golden
Khẩu phẩn ăn của chó Golden

Bạn nên thay đổi dần dần về lượng thức ăn và khẩu phần ăn của cún. Thay vì cháo là cơm và chia đều số bữa ăn cho cún theo lịch.

Chó Golden 2 – 3 tháng tuổi: Bé nên ăn 4 bữa/ ngày.

– Chó Golden 3 – 5 tháng tuổi: Giảm xuống 3 bữa trên ngày và tăng dần lượng thức ăn.

– Chó Golden 2 – 3 tháng tuổi: Giảm còn 2 bữa/ ngày tăng lên về chất và lượng thức ăn.

Có nên sử dụng thức ăn hạt cho chó Golden con: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn hạt khô cho chó bạn có thể tham khảo của rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng như Royal Canin, Smart Heart, Pedigree… Mỗi thương hiệu đều có từng dòng sản phẩm dành riêng cho chó trong từng độ tuổi khác nhau.

Nếu bạn có điều kiện và bận rộn, có thể bạn sẽ cần tới những loại thức ăn hạt cho chó này. Chúng rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Bạn có thể làm ẩm hạt và cho chó sử dụng ngay sau đó. Bé Golden của chúng mình cũng dùng Royal Canin dành cho Puppy 1 thời gian nhưng sau đó mình chuyển dần sang chế độ ăn đồ tươi tự chế biến.

Đừng quên tiêm phòng cho chó đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch cho cún nhé. Cho tới mũi thứ 2 thì bé Golden  của mình đã mắc Parvo( chưa kịp tiêm mũi thứ 3). Vì vậy bạn nhớ lịch tiêm phòng và hoàn thành đầy đủ cho bé nhé.

Khi chó Golden từ 5 – 8 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển của chó từ thể chất cho tới tinh thần. Việc chăm sóc và huấn luyện trong thời điểm này là vô cùng quan trọng. Chó đang trong giai đoạn phát triển, dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết là điều Golden cần trong giai đoạn này.

Giai đoạn này mình để chó ăn 3 bữa / ngày với khẩu phần ăn do mình tự chế biến gồm cơm, thịt luộc kết hợp với các loại rau củ như bí ngô và rau xanh trộn kèm. Một tuần có bổ sung 2 quả trứng vịt lộn, Pate và xen kẽ với thức ăn hạt cho chó khi mình bận công việc.

Chó Golden ăn gì và chăm sóc chó Golden
Chó Golden ăn gì và chăm sóc chó Golden

Quan trọng nhất trong giai đoạn này là việc cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng. Mình luôn cho cún ăn chín uống sôi nhé.

  • Protein chiếm 20 – 25% tổng khối lượng thức ăn.
  • Chất béo: chiếm từ 10 -15% có trong thịt tự nhiên bạn chế biến, chất xơ và vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả ( chiếm>70 %)

Nếu sử dụng thức ăn khô thì bạn không cần thiết phải cân đối tỷ lệ dinh dưỡng bởi nhà sản xuất đã cân bằng tỷ lệ này trong thức ăn của họ.

Các bạn chú ý hoàn thành nốt lịch tiêm phòng đồng thời cho chó vận động đều mỗi ngày. Bên cạnh dinh dưỡng việc cho chó vận động cũng khá quan trọng đó nha. Đi bộ hoặc chơi những trò chơi cơ bản như nhặt bóng, nhặt gậy… sẽ khiến Golden thích thú và kích thích quá trình ăn uống của chúng.

Chó Golden >8 tháng tuổi

Giảm thiểu số bữa ăn của cún và tăng cường số lượng và chất lượng cho bữa ăn. Vẫn là khẩu phần ăn cũ nhưng cần tăng lên về số lượng.

Trong giai đoạn này mình giảm thiểu còn 2 bữa ăn trên ngày. Sáng sớm khi đi làm và tối đến khi mình về nhà. Mình có mua thêm xương gặm vả đồ chơi để tránh chó cắn phá đồ đạc trong nhà. Bé rất ngoan và nghe lời.

Chó Golden ăn gì?
Chó Golden ăn gì?

Trong giai đoạn này tiếp tục đưa bé đi ra ngoài vận động để tiêu hao năng lượng dư thừa cho chó, giảm Stress. Điều này vô cùng quan trọng. Giải tỏa năng lượng giúp chó Golden có thể tiêu hóa tốt hơn đồng thời phát triển hệ cơ xương của mình một cách hoàn hảo nhất.

Những thức ăn không được cho chó Golden ăn

  • Trứng sống
  • Nước ngọt
  • Sô- cô – la và cà phê
  • Trái bơ
  • Thịt sống hoặc chưa nấu chín
  • Hành lá
  • Xương
  • Nho và nho khô
  • Hành
  • Tỏi
  • Bánh mì bột
  • Thực phẩm bị mốc
  • Rượu
  • Sữa
  • Đồ mặn…
Chăm sóc chó Golden
Chăm sóc chó Golden

Một số căn bệnh mà chó Golden có thể mắc phải

Các căn bệnh mà Golden có thể gặp phải trong quá trình phát triển gồm các bệnh di truyền và các bệnh do yếu tố ngoai cảnh tác động.

  • Các bệnh do gen.
  • Các chứng bệnh về xương, chó bị hạ bàn do không được bổ sung đầy đủ canxi trong giai đoạn phát triển.
  • Các căn bệnh dị ứng
  • Các bệnh viêm phổi do thời tiết.
  • Các căn bệnh truyền nhiễm Parvo, Care… có thể nguy hiểm tới tính mạng của chó nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi thấy chó có những dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, chó bị nôn, chó co giật… hay bất cứ dấu hiệu mà thường ngày không thấy. Hãy đưa ngay tới bác sĩ thú y gần nhất để được chẩn đoán chính xác. Càng sớm bao lâu càng tốt nhé.

Nhờ vào việc đưa bác sĩ thú y sớm, em Golden nhà mình đã vượt qua được bệnh Parvo nguy hiểm. Đây là kinh nghiệm chữ bệnh Parvo ở chó theo lộ trình mình đã từng làm. Hi vọng sẽ giúp được bé cún nhà bạn thoát khỏi hiểm nghèo. Tuy nhiên chỉ là tham khảo thôi nhé. Mỗi cún có một cơ địa khác nhau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của blog yêu chó mèo nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *