Chó Beagle được biết tới là một trong nhiều giống chó săn có kích thước cơ thể nhỏ nhắn tuy nhiên chúng quả thực là một kẻ đi săn đáng sợ với chiếc mũi thính, cơ bắp và sở hữu tốc độ đáng kinh ngạc.
Chúng cũng khá thân thiện với con người vì vậy Beagle trở thành giống chó được nuôi nhiều nhất hiện nay.
Lịch sử của chó Beagle
Theo nghiên cứu và sưu tầm từ các website nước ngoài nổi tiếng, chưa ai rõ nguồn gốc ra đời cụ thể của giống chó này. Theo Dogtime – tạp chí uy tín về chó trên thế giới, chó Beagle có thể được nói tới trong các tài liệu của Hy Lạp cổ đại.
Các tài liệu xuất hiện từ TCN vào những năm 400. Tài liệu mô tả một giống chó giống với Beagle. Người La Mã đã mang những con chó này tới Anh và nhân giống chúng thành những chú chó săn bản địa.
William the Conqueror là người đã mang chó săn Talbot tới Anh trong các cuộc chinh phục Norman năm 1066. Và giống chó cổ đại này chính là tổ tiên chung của Talbot và Foxhound ngày nay.
Nhờ vào đặc điểm tinh ranh và chiếc mũi siêu thính của mình, Beagle đã nhanh chóng trở thành một chú chó được ưa chuộng giúp ích nhiều trong những cuộc săn bắn. Trong nhiều thế kỷ sau, Beagles tiếp tục được những người yêu chó lai giống để lai tạo ra những chú chó nhỏ hơn tuy nhiên dòng chó này lại không được ưa chuộng.
Những năm 1700, những cuộc săn cáo diễn ra thường xuyên và được người dân ở đây ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, Beagles lại không được lựa chọn để tham gia. Người dân lựa chọn Fox Hound nhiều hơn vì chúng có kích thước lớn và tương đối để săn đuổi. Giống Beagles này nếu không nhờ có những người nông dân tại Anh, xứ Wales… giữ lại để làm giống săn thỏ thì có lẽ chúng đã tuyệt chủng.
Giai đoạn những năm 1800
Vào giai đoạn này, Reverend Phillip Honeywood đã thành lập ra một nhóm cá thể Beagles ở Anh. Những chú chó này được xem là tổ tiên của giống Beagle hiện đại ngày nay. Ông đã huấn luyện và đào tạo chúng các kỹ năng săn bắn. Một người Anh khác là Thomas Johnson đã rèn luyện chó Beagles thành những thợ săn siêu hạng với giác quan cực kỳ nhạu bén.
Nhận thấy sự đặc biệt của giống chó này, Mỹ bắt đầu nhập Beagles từ Anh và nhân giống, lai tạo để cải thiện ngoại hình của chúng. Để phục vụ cho mục đích săn thỏ, những người lai tạo ở Mỹ đã lai tạo chúng để kích thước của chó nhỏ hơn.
Giai đoạn 1880
Tại NewYork, một người có tên là Willet Randall đã phát triển một dòng chó Beagles mới là chủng Beagles “Patch” với đặc điểm cơ thể màu trắng và đốm ba màu rất lớn. Chúng nhanh chóng phổ biến vào giữa những năm 1940. Chúng có thể chạy nhanh và theo đuổi con mồi rất tốt.
Ngay lập tức Câu lạc bộ chó giống Mỹ và Câu Lạc bộ Beagles ra đời vào năm 1884. Beagles được đăng ký với AKC
Không chỉ nhanh nhẹn mà Beagle còn trung thành vì vậy chúng nhanh chóng trở thành thú cưng trong các gia đình tại quốc gia này. Mặc dù không còn được sử dụng cho mục đích đi săn nhưng những chú chó Beagle vẫn còn giữ trong mình những kỹ năng hiếm có của tổ tiên.
Đặc điểm của chó Beagle
Theo tạp chí Dogtime, kích thước tiêu chuẩn mà clb chó giống Mỹ công bố là từ 30-38 cm và cân nặng đạt tối đa lên tới hơn 10 kg khi chúng trưởng thành.
Là giống chó có thân hình cân đối, cơ bắp phát triển và tốc độ nhanh nhẹn. Beagle có chiếc mõm lớn và hàm răng chắc khỏe có thể giết chết bất cứ con mồi nào.
Sở trường tốt nhất của Beagle là đánh hơi, chúng có thể phân biệt được rất nhiều loại mùi hương và theo dấu rất tốt. Theo như bảng xếp hạng thì khứu giác của beagle được xếp vào top 10 trong toàn bộ các giống chó.
Đôi tai của Beagle ngắn và cụp sát vào đầu. Bộ lông ngắn và có màu đặc trưng khá giống với giống chó Basset Hound. Lông ít rụng hơn các giống chó lông dài khác.
Bộ lông có nhiều màu sắc nhưng phổ biến là màu vàng nâu, nâu – trắng…Chúng có tinh thần cảnh giác cao nên sủa nhiều khi phát hiện ra dấu hiệu lạ hoặc mùi hương nghi ngờ. Đây có lẽ là một nhược điểm của giống chó này khi được nuôi trong môi trường căn hộ.
Tính cách của Beagle
Chó Beagle là giống chó ưa chạy nhảy, chúng nghịch ngợm và thích khám phá xung quanh. Chiếc mũi thính của chúng giúp việc đánh hơi các động vật gặm nhấm dễ dàng hơn.
Chúng thích chơi với con người và thích được vuốt ve, nô đùa của cùng chủ nhân. Beagle phù hợp với các gia đình có khu vực chạy nhảy.
Cái tôi của Beagle cao nên việc huấn luyện chó con cần nhiều thời gian. Vì vậy nếu đã trót yêu Beagle thì bạn cũng nên kiên nhẫn khi huấn luyện.
Bạn có thể nuôi Beagle trong điều kiện căn hộ nhưng với điều kiện bạn nên đưa chúng ra ngoài thường xuyên để vận động hoặc chạy bộ.
Đây là điều cần thiết cho giống chó này. Chúng rất nhạy cảm với các động vật gặm nhấm và các động vật nhỏ khác vì vậy bạn nên đưa chúng đi dạo với xích.
Sức khỏe của Beagles
Theo các tài liệu nghiên cứu, Beagle thường mắc một số bệnh trong cuộc đời. Trong đó
- Bệnh đĩa đệm: Đĩa đệm có vai trò quan trọng giúp hấp thụ lực và giúp cún di chuyển như bình thường. Các đĩa đệm được cấu tạo 2 lớp là lớp sợi ngoài và lớp mềm bên trong. Bệnh xảy ra khi lớp mềm bên trong nhô ra đè vào tủy sống gây đau và thậm chí tê liệt khu vực đĩa đệm. Mức độ nghiêm trọng của bệnh khiến cún phải thực hiện phẫu thuật.
- Loạn sản xương hông: Bệnh do di truyền trong đó xương đùi không vừa khít với xương hông. Bệnh gây ra sự đau đớn cho chó nhưng cũng nhiều con không biểu hiện ra ngoài. Vì vậy khi mua chó bạn nên kiểm tra xem có vấn đề gì ở xương hông của chó bố mẹ hay không.
- Bệnh Cherry Eyes dịch ra có nghĩa là mắt anh đào. Tình trạng này thường xuyên gặp ở giống chó này. Khóe mắt đỏ do tuyến mí mắt thứ 3 nhô ra ngoài. Rất dễ có thể phát hiện tình trạng này ở chó. Bạn chỉ cần kiểm tra thường xuyên là có thể phát hiện ra.
- Tăng nhãn áp: Bệnh gây ra sự đau đớn khi áp lực bên trong mắt tăng cao bất thường. Có 2 loại là bệnh nguyên phát do di truyền và bệnh thứ phát do chấn thương hoặc viêm kéo dài. Nếu để lâu không điều trị có thể gây ra mù lòa ở Beagles.
- Bệnh PRA teo võng mạc. Rối loạn thoái hóa mắt gây mù lòa do mất tế bào cảm quang ở sau mắt. Bệnh có thể phát hiện ra sớm trước khi tiến tới giai đoạn mù. Chó vẫn có thể di chuyển bình thường nhờ vào các giác quan khác đồng thời yêu cầu chủ nhân không di chuyển các vật dụng trong nhà để chó làm quen.
- Loạn sản: Xảy ra khi hàng lông mi bổ sung mọc trên tuyến dầu nhô ra theo mép mnis mắt. Điều này gây ra sự khó chịu. Chó thường xuyên lấy chân dụi mắt, bệnh có thể khỏi khi được phẫu thuật kịp thời. Với phương pháp phẫu thuật lạnh.
- Động kinh: Tình trạng này khá hiếm xảy ra, không phải lúc nào cũng được di truyền. Động kinh có thể nhẹ nhưng đôi khi tình trạng này cũng gây ra khá nhiều hành vi bất thường cho chó như điên cuồng, loạng choạng, trốn người). Bạn nên đưa cún ngay tới cá bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời chứng bệnh này.
- Suy giáp: Rối loạn tuyến giáp, đây được xem là nguyên nhân gây ra động kinh, rụng tóc, béo phì, viêm da…
- Patellar Luxation vấn đề thường gặp với chó nhỏ khi xương đùi, đồi gối, bắp chân không được xếp đúng cách. Điều này khiến chó bị khập khiễng. Chó sẽ nhảy lò cò hoặc đi khập khiễng.
Nếu là người đang tìm mua chó con, bạn nên tìm tới những địa chỉ uy tín để mua chó. Tại đây, hồ sơ cha mẹ cún rõ ràng, chứng thực nguồn gốc và bạn sẽ an tâm hơn khi chọn mua chó tại các địa chỉ này.
Một số điểm nổi bật cần nhớ khi nuôi Beagle
- Beagle khó huấn luyện. Bạn phải bỏ nhiều công sức và có kinh nghiệm nuôi giống chó này để luyện tập và dạy cho 1 chú chó Beagle thành công.
- Có thể chán và cuồng khi ở trong căn hộ quá lâu. Bản chất Beagle là chó săn vì vậy chúng ham chạy nhảy. Nếu xích chúng quá lâu, Beagle sẽ tìm mọi cách để thoát ra như đào hố, hú lên ra hiệu…
- Chiếc mũi thính của Beagle có thể đánh hơi xa trong không khí, điều này khiến giống chó này trở nên khá nhạy cảm với mùi hương. Những mùi thú vị có thể thu hút Beagle một cách dễ dàng.
- Nếu đã nuôi Beagle, bạn không nên nhốt chung với các động vật gặm nhấm hoặc các động vật nhỏ khác như chuột lang, hamster…Hoặc nếu có nuôi chung thì nên nuôi chúng từ bé để quen dần với môi trường sống có bạn.
- Chó Beagle thường bị lạc bởi đánh hơi được mùi hương lạ và đuổi theo. Vì vậy khi nuôi nhốt cún, bạn nên rào chắn cẩn thận để tránh mất chó.
- Không nên trêu Beagle quá nhiều, chúng sẽ cảm thấy tức giận do bị làm phiền và đặc biệt có thể tấn công lại bạn.
Chó Beagle ăn gì? Cách chăm sóc
Cũng giống với cac giống chó khác, thức ăn của Beagle cũng không có gì đặc biệt. Lượng thức ăn đưa vào cho Beagle phụ thuộc nhiều và kích thước cơ thể của chó. Chó con có khẩu phần ăn riêng biệt và khác so với chó trưởng thành. Thức ăn cho chó con thường ít nhưng lại đầy đủ dinh dưỡng bởi chúng cần phát triển toàn diện cơ thể của mình.
Theo một số báo cáo, Beagle có tính ăn vụng. Những chú chó Beagle sẽ rình rập thức ăn và túi rác của gia đình hàng ngày. Với chó trưởng thành, bạn nên cho ăn 2 bữa/ ngày. Lượng thức ăn cung cấp cho chó vừa đủ cho tới khi chúng tới bữa tiếp theo.
Chú ý khi cho chó ăn, nếu chó bỏ thừa lại thức ăn sau bữa nên đổ đi và chờ tới bữa kế tiếp. Bạn phải rèn cho chúng thói quen ăn hết thức ăn trong bữa. Mua thêm các loại đồ chơi và bánh thưởng sẽ giúp tâm trạng của chó thoải mái hơn khi ở nhà. Đồ chơi cho chó cũng là một cách giúp chúng xả bớt năng lượng dư thừa.
Chải lông cho Bealge
Chó Beagle là giống chó lông ngắn, với 3 màu khoang đặc trưng trên cơ thể. Bộ lông kép của Beagle có khả năng chống nước nên bạn có thể sử dụng găng tay hoặc bàn chải lông chuyên dụng để loại bỏ lông rụng cho chó. Đồng thời việc chải lông thường xuyên giúp chó cảm thấy dễ chịu đồng thời loại bỏ lông chết dễ dàng.
Lông của Beagle rụng theo mùa nhưng không quá nhiều. Chúng thay lông nhiều vào mùa xuân. Ngoại trừ trường hợp, người chó dính bùn còn Bealge rất sạch sẽ, rất ít khi phải tắm cho chó.
Vệ sinh tai
Vì là dòng chó tai dài nên việc vệ sinh tai là điều cực kỳ cần thiết. Tai cụp sát đầu và dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh tai cho Beagle để giảm thiểu các bệnh về tai nhé. Đặc biệt khi thấy Beagle lắc đầu, gãi tai…
Vệ sinh răng miệng
Đánh răng hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh về răng, miệng. Thậm chí điều này còn giúp chú chó của bạn sống khỏe hơn rất nhiều khi tiếp xúc với thức ăn hàng này.
Cắt móng chân
Với những chú chó hoạt động ở ngoài trời nhiều, hay được chủ dẫn đi chạy. Móng chân sẽ bị mài mòn nhiều hơn. Nếu trong điều kiện căn hộ, móng chân chạm sàn và phát ra tiếng kêu. Điều đó chứng tỏ móng của chó đã dài. Bạn cần cắt móng chân cho cún ngay. Việc để móng chân dài ảnh hưởng tới việc đi lại của chó đồng thời còn gây ra các vết thương không mong muốn khi chạy nhảy.
Giá của chó Beagle tại Việt Nam
Tại Việt nam chó Beagle nhỏ tầm 2-3 tháng tuổi tách đàn rơi vào khoảng 5-8 triệu tùy thuộc đặc điểm. Bạn nên mua chó vào lúc này bởi chó trưởng thành rất khó huấn luyện.
Beagle cũng khó nghe lời chủ mới hơn. Giống cái thường đắt hơn đực. Bạn chỉ nên mua chó trưởng thành khi bạn muốn lấy giống để sinh sản.
Cũng giống với các giống chó khác thì các em chó có giấy VKA sẽ có giá cao hơn dao động từ 10 triệu trở lên. Tuy nhiên chú ý vấn đề giấy tờ VKA giả nhé.
Hiện nay đang trôi nổi rất nhiều giấy giả trên thị trường. Hãy đi cùng với người có kinh nghiệm để tránh gặp phải rắc rối về vấn đề này nhé.
Chó nhập Thái hoặc các quốc gia phát triển hơn có giá cũng cao hơn nữa. Nếu nhập từ Thái Lan sẽ có giá trên 10 triệu.
Nguồn tham khảo về Beagle
- Bài viết được sưu tầm và biên soạn từ: https://dogtime.com/dog-breeds/beagle
- Biên soạn và chỉnh sửa bởi: https://blogyeuchomeo.com