Rất nhiều bạn đã gửi câu hỏi về cho mình về vấn đề chó cắn nhau. Mặc dù trước đây chó nhà “rất ngoan”. Hành động này do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là giải đáp của blog yêu chó mèo
Chó cắn nhau do rất nhiều nguyên nhân, đó có thể là do ngoại cảnh tác động và cũng có thể là dấu hiệu của sự phát triển sinh lý của các giống chó. Thường thì khi chó cắn nhau là do một số nguyên nhân chính gây ra.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết
- Tại sao chó cắn chủ? Nguyên nhân và khuyến cáo các bạn cần biết?
- Cách huấn luyện chó con với 5 khẩu lệnh Đứng, Ngồi, Nằm, Yên và Bắt Tay
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chó cắn nhau
Chó cắn nhau là hiện tượng xảy ra rất nhiều tuy nhiên nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và cách hạn chế tình trạng này như thế nào?
Do sự phát triển của sinh lý
Khi chó trưởng thành, chúng phát triển về thể chất và tâm sinh lý khiến tâm trạng của chúng cũng thay đổi theo, sự thay đổi của Hooc môn của chó khiến chúng có dấu hiệu dữ dằn hơn. Thậm chí những chú chó bị thiến cũng có tính khí phức tạp hơn sau quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra những chú chó trưởng thành còn hung dữ do di truyền hoặc do đặc trưng của loài trong điều kiện nuôi nhốt.
- Chó cắn nhau còn để bảo vệ lãnh thổ: Đây là bản năng của động vật nói chung, khi lãnh thổ bị xâm phạm, chúng thường tỏ ra hung dữ và ra dấu hiệu để bảo vệ khu vực sống của mình. Mọi nhân tố gây hại cho lãnh thổ, nguồn thực phẩm của chúng đều sẽ nhận được những cái gầm gừ thậm chí những tiếng sủa đe dọa. Nghiêm trọng hơn chúng sẽ tấn công kẻ thù của mình khi không được đáp lại.
- Cắn nhau để tranh thành bạn tình khi chó giao phối, đây cũng là dấu hiệu của sự phát triển sinh lý của chó. Khi số lượng con đực quá đông, và con cái ít hơn. Những con đực cắn nhau để tranh giành bạn tình. Chúng thường thách thức nhau và thể hiện bản lĩnh của mình.
- Chó cắn nhau để bảo vệ con: Chó mẹ có xu hướng bảo vệ con mình khi kẻ thù hay người lạ mặt tiếp cận. Đây chính là lý do khiến chó mẹ có khả năng tấn công những con chó khác với mục đích bảo vệ đàn con.
Do yếu tố ngoại cảnh tác động
Yếu tố ngoại cảnh cũng là một trong nhiều tác động gây ra sự máu chiến của những chú chó này. Đó có thể là do cách huấn luyện của chủ nhân hay một cú sốc tinh thần gây ra một áp lực tâm lý.
- Con chó từng trải qua một tình trạng đau thương, một cú sốc hay bị bạo hành trước đây: Những chú chó bị bạo hành, bị ngược đãi thường phải chịu một cú sốc tâm lý khá lớn vì vậy những chú chó này cũng có khả năng hung dữ và tấn công các động vật khác.
Đó là lý do tại sao nhiều người nói rằng, chó ngoan hay hư phụ thuộc một phần vào cách huấn luyện của chủ nhân
- Những căn bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của chó như bệnh dại, các chứng bệnh gây ra sự ức chế trong tâm trạng sẽ khiến cún hung dữ hơn. Chúng có thể cắn bất cứ con vật nào, hay thậm chí cả chủ nhân. Bệnh dại khiến chúng mất tự chủ trong hành vi. Cần tránh xa những chú chó có biểu hiện để tránh nhiễm phải bệnh dại ở chó. Cần tới ngay các trạm y tế khi bị chó lạ tấn công để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách giảm thiểu tình trạng chó cắn nhau
Cách duy nhất để hạn chế chó cắn nhau chính là kiểm soát chặt chẽ chú chó của mình. Ý thức được hành động đeo giọ mõm là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và thú cưng khác.
- Nếu không thể kiểm soát được chú chó của mình, bạn nên đưa chúng tới các trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ để được các chuyên gia rèn. Đặc biệt là các giống chó săn, chó dữ…
- Tránh tiếp xúc với những chú chó có dấu hiệu lạ như chảy nước dãi, đi đứng loạng choạng, không kiểm soát được hành vi của mình.
- Đưa cún tiêm phòng thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, vận động thường xuyên để giải tỏa năng lượng dư thừa cho cún.
#blogyeuchomeo Chúc các bạn thành công.
#Blog_yêu_chó_mèo #Blogyeuchomeo