Cá Ông tiên có tên gọi khác là cá thần tiên là một trong nhiều loài cá cảnh sống trong khu vực ôn đới, được nuôi nhiều và có màu sắc khá rực rỡ.
Để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về loài cá này, https://blogyeuchomeo.com sẽ cùng bạn khám phá và nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, môi trường sống và sinh sản của cá Ông Tiên qua bài viết này nhé.
Thông tin về cá Ông Tiên, Thần Tiên
Cá Ông Tiên hay có tên gọi khác là cá thần tiên, hay Pterophyllum scalare- loài cá cảnh nước ngọt sống tại vùng nhiệt đới phổ biến hiện nay. Chúng có màu sắc khá đẹp mắt và rực rỡ nên được nhiều người ưa chuộng để chăm sóc trong gia đình. Từ năm 1820, chúng được đưa từ Nam Mỹ về châu Âu và được nhân giống nhanh chóng.
Cá Thần tiên sống theo bầy đàn và sinh trưởng trong các vùng nước ngọt. Chúng không phải loài ăn tạp. Ấu trùng và Côn trùng, các loài động vật nhỏ là thức ăn phổ biến của chúng.
Một số thông tin, kiến thức về cá Neon. Bạn có thể tham khảo tại bài viết:” Đặc điểm của cá Neon
Đặc điểm của cá Ông Tiên
Cá thần tiên có thể sống tới 10 năm tuổi. Tuy nhiên cách chăm sóc để chúng sống lâu như vậy là khá cầu kỳ. Tôi cũng nói luôn là cá Thần Tiên là loài cá khó chăm sóc đó nha. Nếu không đươc nuôi dưỡng đúng cách có thể khiến cá chết.
Cá Ông Tiên sống ban đầu chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ, rừng Amazon. Chúng sống trong môi trường nhiệt đời với nhiệt độ nước phù hợp từ 25 độ C. Độ PH từ 6 -7
Cá Thần Tiên khi trưởng thành có thể dài tới 15 -16 cm. Trong thế giới của các loài cá cảnh thì đây được xem là một loài cá có kích thước lớn. Cá Thần Tiên cũng được chia làm nhiều dòng khác nhau như Cá Thần Tiên đen, Cá Thần Tiên Trắng, Albino, cá Thần Tiên Ai Cập…
Tùy thuộc và điều kiện chăm sóc và môi trường sinh sống, mà cá Ông Tiên phát triển nhanh hay chậm. Trung bình chúng phát triển 05 – 1cm/ tháng.
Ngoài cá Ông Tiên, còn vô số loại cá cảnh đẹp khác bạn có thể tham khảo qua chuyên mục
Cách phân biệt cá thần tiên trống mái
Trong các loài cá , cá Ông Tiên là loài cá khó phân biệt được giới tính. Đây cũng là một trong nhiều câu hỏi mà khá nhiều bạn đang thắc mắc trong quá trình chăm sóc cá Thần Tiên sinh sản.
Nhiều bạn chỉ biết chờ tới lúc cá sinh sản để nhận biết cá trống, mái thực chất còn có nhiều kinh nghiệm giúp các bạn có thể dễ dàng nhận biết giới tính của cá. Dưới đây là bài viết sưu tầm của Blogyeuthucung sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Cá trống sinh trưởng và phát triển kích thước nhanh hơn con mái.
- Đầu cá thần tiên trống cong tròn hơn con mái, chúng hơi gù đầu.
- Râu cá trống tẻ ra ở gốc ngọn như hình.
- Bộ phận sinh dục của cá trống có hình gai nhọn trong khi con mái là dạng hình tù, chữ nhật và rõ ràng hơn.
Cách nuôi dưỡng cá Thần Tiên, Cá Ông Tiên
Cá Thần Tiên là loài cá khá khó nuôi, để chăm sóc tốt cho cá ÔnG Tiên, bạn cần chuẩn bị nguồn nước, thức ăn một cách cẩn thận.
Bể nuôi cá Thần Tiên
Bể nuôi cá cần có kích thước lớn giúp cá di chuyển dễ dàng, loại cá này được sinh trưởng trong môi trường yên tĩnh và thoáng mát. Các bạn chú ý tránh xa ánh nắng mặt trời. Trang bị sục khí để cung cấp Oxi cho cá.
Thay nước thường xuyên, loại bỏ lượng clo có trong nước máy khi cung cấp vào bể. Bạn chỉ được thay 1/4 lượng nước cũ để cá có thể thích nghi kịp. Ngoài ra, chúng là loài nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, tất cả các yếu tố bạn đưa vào bể cần được thay đổi một cách chậm rãi, từ từ.
Thông số kỹ thuật của nước
Nhiệt độ của nước duy trì từ 20 -30 độ C. Độ cứng từ 9 -25dH. PH 6 -8.
Thức ăn cho cá Thần Tiên
Cá Thần Tiên không phải loài cá ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chúng là tép, cá nhỏ. Không nuôi chung cá nhỏ với dòng cá này. Cá bảy màu và các loài cá nhỏ khác có thể trở thành món ăn lý tưởng của chúng.
Nhiều người khi nuôi cá Thần Tiên có đề cập tới việc sử dụng thức ăn dạng viên cho cá. Chúng phần lớn không thích những dòng thức ăn này. Vì vây, bạn cần cân nhắc sử dụng cho cá nhé.
Một số bệnh khi nuôi cá Ông Tiên
Exophthalmia: Cá bị đốm đen, mất vây. Bệnh này do ký sinh trùng trong bể nuôi. Bạn cần dọn dẹp và bảo trì bể thường xuyên.
Cá bị đốm trắng: Nồng độ Nh3 trong nước quá cao, cá phải thích nghi với môi trường hoặc do ký sinh trùng trong nước.
Phần lớn cá Thần Tiên chết chủ yếu do môi trường nước hoặc do điều kiện sinh sống không thuận lợi.
Nuôi cá Ông Tiên sinh sản
Cá Thần Tiên là loài cá sống theo đàn vì vậy chọn cá thả bể giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng. Nên chọn những đàn cá khỏe mạnh, màu sắc ổn, có kích thước tương đương nhau.
Cá trong giai đoạn 6 -7 tháng tuổi là đẹp nhất để các bạn chăm sóc. Bể kính, xi măng, bể bạt đều có thể nuôi dòng cá này. Nếu nuôi nhiều cần chú ý tới mật độ nuôi dưỡng 50 -80 con/ m3. Tỷ lệ trống mái là 1:1. Sử dụng xục khí cho bể để cung cấp Oxi cho cá. Duy trì nhiệt độ bằng máy sưởi khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.
Chú ý: Ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng nhiều tới cá. Vì vậy nếu là hồ ngoài trời nên che bạt phủ 2/3 hồ. Mỗi ngày thay nước cho bể, chú ý thay 1/4 hoặc thay 1/3 bể. Nước cần khử clo.
Nhận biết khi cá sắp đẻ
Cung cấp giá thể. Khi thấy cá bố mẹ vệ sinh giá thể tức là cá sắp đẻ.
Cá bố mẹ làm vệ sinh bằng cách dùng miệng chà sát quanh giá thể. Chúng cũng dải lên giá thể lớp chất nhày, chất keo có tác dụng giữ trứng. Chất keo này cũng là thức ăn cho cá con khi noãn hoàng hết.
Trứng nở sau 3 ngày. Cá con có thể ăn các thức ăn ngoài sau khi ăn hết noãn hoàng ở bụng. Thức ăn có thể là artemia, bọ nhỏ… Sau 1 tháng có thể sử dụng loăng quăng, trùn chỉ…
Cá Thần Tiên thích ăn dần con của chúng vì vậy cần tách đàn khi cá con mới nở để nuôi riêng.
Cá Ông Tiên nuôi chung với cá nào?
Cá vừa đẹp vừa hiền, nuôi chung được với cá Tàu, cá Hồng Kim và vài giống cá kiểng khác.
Chú ý: Không nuôi chung với các loài cá nhỏ bởi chúng có thể tấn công và biến các loài cá này thành món ăn của mình.
Hi vọng bài viết về cá Ông Tiên hay cá Thần Tiên của Blogyeuchomeo có thể giúp các bạn hiểu thêm về loài cá này.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
- Hãy cùng khám phá thêm loài cá Hồng Két hay cá Huyết Anh Vũ qua bài viết này >>> https://bit.ly/2rfZJjD