Rận là loài động vật ký sinh rất nhiều trên cơ thể chó mèo. Chúng sống nhờ máu của vật chủ và rất khó bị tiêu diệt. Vậy liệu rận ở chó, rận mèo có lây sang người không? Cách điều trị rận mèo hiệu quả tới 100% ngay tại nhà như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tác hại của rận mèo
Rận mèo thường xuất hiện trên cơ thể mèo nhiều nhất vào mùa ẩm, khi điều kiện phát triển thuận lợi nhất. Chúng hút máu mèo để tồn tại. Những vết cắn của chúng nhỏ nhưng lại gây ra rất nhiều khó chịu cho mèo cưng và tiềm ẩn những nguy cơ gây nhiễm khuẩn rất lớn.
Ve, rận hay các loài động vật ký sinh trên cơ thể chó và mèo khi hút máu sẽ để lại những vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và truyền các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, việc nhiễm rận. các động vật ký sinh trên cơ thể mèo còn gây ra các chứng bệnh thiếu máu hoặc dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo. Chúng biếng ăn, nhợt nhạt và nhanh chóng thụt cân nếu không được điều trị kịp thời.
Rận mèo luôn ẩn nấp trong lông và di chuyển rất nhanh, bám rất chặt vì vậy khi thấy những dấu hiệu khác thường của mèo trên da, lông như dưới đây. Bạn nên kiểm tra và mua thuốc về điều trị tại nhà cho mèo cưng của mình.
Biểu hiện của mèo khi bị rận
Không quá khó để phát hiện mèo bị rận. Những dấu hiệu này thường rất dễ thấy nếu bạn để ý và quan sát mèo yêu hàng ngày.
- Ngứa, cọ xát, gãi nhiều hơn thường ngày là dấu hiệu đầu tiên khi bị rận. Những vết cắn gây ra ngứa tại những khu vực nhất định. Khi không thể loại bỏ chúng bằng việc gãi, mèo có xu hướng cọ cát cơ thể vào tường hoặc những vật dụng xung quanh để cố gắng giảm bớt sự khó chịu.
- Xuất hiện vảy gàu màu trắng tại vùng ngứa bám trên da mèo. Nếu quan sát mèo hàng ngày bạn sẽ nhận ra sự khác biệt trên da khi chúng nằm gần. Khi không được điều trị kịp thời, mèo có thể bị bong da, rụng lông.
- Khi tắm cho mèo, hoặc làm vệ sinh móng cho chúng, bạn sẽ thấy rận khi tình cờ bới lông của mèo. Chúng rất dễ phát hiện.
Rận mèo có lây sang người không?
Ve chó hay cả rận chó đều có thể cắn người nhưng một điều quan trọng là chúng khó có thể sinh sản trên cơ thể con người. Theo nhiều nghiên cứu, rận, ve.. là những loài đặc trưng cụ thể rận chó thích sống trên cơ thể của chó, rận mèo thích mèo vì vậy rận mèo có thể nhẩy vào cắn bạn để thử độ ngon của máu nhưng lại không thể đẻ trứng trên cơ thể của người.
Chúng sẽ cố quay lại trong bộ lông rậm rạp của chó, mèo để sinh trưởng và phát triển. Đối với chúng đó là thiên đường cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên chúng có thể chờ đợi và ẩn nấp trong chăn chiếu và các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ để sẵn sàng cắn bạn bất cứ lúc nào.
Cách điều trị rận cho mèo hiệu quả ngay tại nhà
- Bạn có thể sử dụng vòng cổ trị rận được mua tại bất kỳ cửa hiệu bán đồ cho thú cưng nào, bênh cạnh vòng cổ trị rận còn có thuốc xịt gáy và dầu tắm để hỗ trợ quá trình điều trị rận một cách hiệu quả. Vòng cổ trị rận là công cụ được sử dụng nhiều dành riêng cho thúc cưng cực kỳ công hiệu.
Ngoài các phương pháp hiện đại, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp dân gian cũng rất hiệu quả như:
- Bột hàn the được biết tới với công dụng diệt khuẩn, khử uế cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột hàn the để loại bỏ các loại côn trùng hiệu quả khi rắc lên thảm và hút bụi lại sau 24 tiếng.
- Giấm táo được pha với nước theo tỷ lệ 1:2 cho vào bình xịt lên thảm cũng sẽ đạt được hiệu quả cực kỳ cao. Rận, bọ chét sẽ nhanh chóng nhẩy ra khỏi khu vực thảm.
- Long não: Sử dụng 2 -3 viên Long não giấu dưới khu vực mèo nằm và rắc bột long não lên lông mèo và đặt mèo trong một khoảng sân rộng. Sau khoảng 15- 30 phút bọ chét và rận mèo sẽ nhảy ra ngoài.
Cách phòng tránh rận mèo tại nhà
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho khu vực sống của mèo, thường xuyên rửa sạch và hút bụi thảm và khăn, quần áo mèo sử dụng thường xuyên.
- Tắm cho mèo bằng dung dịch chuyên dụng trị rận theo định kỳ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại sữa tắm, dung dịch này trong các cửa hàng chó mèo hoặc các nhà thuốc thú y.
- Hút bụi nhà cửa, thường xuyên đặc biệt là khu vực mèo sống.
- Để tránh bị rận cắn, cách tốt nhất là cách ly trẻ nhỏ với mèo mắc bệnh và tránh để mèo tiếp xúc với chăn chiếu của người để tránh chúng cư trú và cắn người.
Qua bài viết này, bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi:” rận mèo có lây sang người không” rồi nhé. Sức khỏe của bạn và mèo yêu nằm trong tay của bạn vì vậy đừng ngại bỏ ra 20-25 phút mỗi ngày chăm sóc cho cún cưng, mèo yêu nhé.